27 tháng 3, 2011

Nhiều bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện với tốc độ nhanh chưa từng thấy

Hàng năm, Bệnh viện bệnh nhiệt đới (BVBNĐ) TP.HCM tiếp nhận điều trị nội trú khoảng 30.000 bệnh nhân và ngoại trú khoảng 150.000 bệnh nhân. Mô hình các bệnh truyền nhiễm điều trị tại bệnh viện đã có nhiều thay đổi so với thời gian trước đây. Một số loại dịch bệnh không còn được phát hiện. Những loại bệnh truyền nhiễm có số lượng bệnh nhân mắc bệnh giảm là: sốt rét, thương hàn, nhiễm não mô cầu, nhiễm Leptospira, bạch hầu, ho gà.

Những bệnh có số người mắc hàng năm tăng giảm không đáng kể gồm uốn ván, viêm gan siêu vi, viêm não siêu vi, quai bị, bệnh dại, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ. Còn lại là nhóm những bệnh truyền nhiễm mới nổi như HIV/AIDS, sốt xuất huyết dengue, thủy đậu, rubella, sán lá gan lớn, SARS, cúm A (H5N1), nhiễm liên cầu lợn Streptococcus suis.


Khuynh hướng diễn tiến các bệnh truyền nhiễm điều trị tại BVBNÐ trong những năm đầu thế kỷ XXI có thể được ghi nhận như sau: những bệnh cổ điển như sốt rét, thương hàn, nhiễm não mô cầu... diễn biến theo những thay đổi của các điều kiện về kinh tế - xã hội, môi trường sống và tác động của các biện pháp can thiệp của ngành y tế hiện đang dần dần được kiểm soát. Các loại bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia như: bạch hầu, ho gà, sởi... cũng đang có chiều hướng giảm dần. Riêng số mắc bệnh uốn ván vẫn còn cao và hơn hết là bệnh uốn ván sơ sinh cần tích cực chủ động phòng ngừa, không để bệnh tiếp tục xảy ra. Những loại bệnh do siêu vi gây ra như nhiễm HIV/AIDS, viêm gan siêu vi, viêm não, sốt xuất huyết... tiếp tục diễn biến phức tạp, những loại bệnh mới trỗi dậy như cúm A (H5N1), nhiễm liên cầu lợn Streptococcus suis, rubella... cho thấy xu thế “hội nhập” khu vực và thế giới của mô hình bệnh truyền nhiễm tại nước ta, đặt ra yêu cầu cộng tác chặt chẽ trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
 

Thế giới đang có mối âu lo về nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Trong nhiều thế kỷ trước, con người quan tâm chủ yếu vào những bệnh truyền nhiễm “tối nguy hiểm” như dịch hạch, dịch tả, đậu mùa, sốt vàng cùng các bệnh sốt phát ban, sốt hồi quy. Giờ đây, thực tế cho thấy các bệnh truyền nhiễm không chỉ lan tràn rầm rộ mà nhiều bệnh mới đã xuất hiện với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Kể từ thập niên 1970, nhiều bệnh mới đã xuất hiện với tần suất ít nhất 1 bệnh mỗi năm, tổng cộng đã có gần 40 bệnh mới được phát hiện trong vòng 30 năm qua. Một vụ dịch ở bất cứ nơi nào trên thế giới chỉ cần vài giờ đã có thể trở thành mối đe dọa hiển nhiên cho một khu vực khác. Cụ thể trong vòng 5 năm gần đây, Tổ chức y tế thế giới đã phải giải quyết hơn 1.100 vụ dịch bệnh lớn nhỏ trên toàn cầu. Trong số những bệnh mới gây chú ý trên thế giới phải kể đến bệnh SARS, dịch cúm H5N1 và kế đến là những bệnh gây chết người của thế kỷ trước đã trở lại với khả năng gây tử vong không kém phần nghiêm trọng, như sốt rét, dịch tả, lao.

Những bệnh giảm đi rõ rệt


Sốt rét:
qua 7 năm đầu thập kỷ XXI, số bệnh nhân (BN) sốt rét trung bình nhập viện hàng năm là 387 ± 296 trường hợp. Tuy nhiên, số lượng BN điều trị có khuynh hướng giảm rõ rệt qua từng năm. Trong năm 2000, số trường hợp sốt rét điều trị tại bệnh viện (BV) là 903 trường hợp, trong đó 57 là trẻ em. Riêng số bệnh nhân sốt rét ác tính là 164 với 13 là trẻ em. Đến năm 2006, chỉ có 188 BN nhập viện (11 trẻ em) và số trường hợp sốt rét ác tính là 59 (5 trẻ em). Tỷ lệ tử vong chung của sốt rét hiện tại là 1%. Bệnh nhân đa số cư ngụ hoặc lui tới làm việc sinh sống tại vùng dịch tễ sốt rét, nhất là các tỉnh miền Đông Nam bộ. Điều cảnh báo đối với các thầy thuốc là không bao giờ được lãng quên chẩn đoán sốt rét và làm phết máu cùng test nhanh chẩn đoán trước các trường hợp sốt cấp tính, có các yếu tố dịch tễ nghi ngờ sốt rét.

Bệnh thương hàn:
trong thập niên 1990, bệnh thương hàn đã gia tăng đến mức độ gây dịch tại các tỉnh thành phía nam, đỉnh cao vào năm 1995 với số BN điều trị nội trú tại BV là 1.279 người. Kể từ năm 2000 đến nay, số trường hợp theo dõi thương hàn nhập viện tiếp tục giảm, từ số 302 trường hợp năm 2000 đến năm 2006 chỉ có 84 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện với số trung bình điều trị hàng năm là 208 ± 75 ca. Tuy nhiên, số trường hợp thương hàn cấy máu (+)trung bình mỗi năm là 60 ± 26 ca. Tỷ lệ đa kháng thuốc của các dòng Salmonella typhi tính trên 398 trường hợp nuôi cấy (+) trong vòng 7 năm qua tại bệnh viện giảm còn 51%, tuy tỷ lệ kháng nalidixic acid còn cao ở mức 68%. Kháng sinh điều trị chủ yếu hiện nay tại BV là gatifloxacin với thời gian 10 ngày.

Bệnh nhiễm não mô cầu:
qua những năm đầu thập niên 2000, số trường hợp nhiễm trùng huyết và viêm màng não do não mô cầu nhập viện không đáng kể, ít hơn 10 trường hợp được phát hiện hàng năm. Trong số 9 chủng vi khuẩn được phân lập và định danh từ năm 2000 đến 2004, tất cả đều là nhóm B. Riêng năm 2006, 3 chủng phân lập được lại thuộc nhóm C. Trong số 12 chủng nói trên, kháng sinh đồ ghi nhận có 2 chủng kháng penicillin và tất cả đều nhạy với ceftriaxon.

Nhiễm Leptospira
: nếu như trong thập niên 1990, số BN nhiễm Leptospira hàng năm điều trị tại BVBNĐ đều nhiều hơn 20 người, từ năm 2000 đến nay, số trường hợp điều trị nội trú trung bình hàng năm là 7 ± 4 ca và không có tử vong.

Bệnh bạch hầu:
số trường hợp theo dõi bệnh bạch hầu (phết họng soi có vi trùng bắt màu hạt nhiễm sắc) tại bệnh viện trong 7 năm đầu thập niên 2000 trung bình là 75 ± 35 (thay đổi từ 28 - 119), trong đó, trẻ em chiếm 94,3%. Tỷ lệ tử vong chung là 2,8%. Trong 3 năm từ 2003 - 2006, bệnh có khuynh hướng giảm dần với số nhập viện trung bình là 41 ± 15 trường hợp (thay đổi từ 28 - 58) và không có tử vong.

Ho gà:
bệnh được phát hiện rất ít tại BVBNĐ. Trung bình hàng năm thay đổi từ 0 - 5 trường hợp. Diễn tiến lành tính.

Những bệnh tăng giảm không đáng kể


Uốn ván:
là loại bệnh được phòng ngừa trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, nhưng qua 7 năm đầu của thập niên 2000, số bệnh nhân điều trị tại BVBNĐ vẫn còn ở mức trung bình hàng năm là 233 ± 41 (thay đổi từ 181 - 281) trường hợp. Ngay cả bệnh uốn ván sơ sinh, hàng năm cũng có trung bình 8 ± 4 (thay đổi từ 3 - 14 trường hợp).

Tỷ lệ tử vong chung của bệnh uốn ván điều trị tại bệnh viện hiện tại là 6,7%, giảm rất nhiều so với tỷ lệ tử vong của bệnh này trước đây (20 - 25%). Riêng uốn ván sơ sinh, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao 24,5%, tuy 3 năm gần đây chỉ có 1 bệnh nhi mất trong số 12 em nhập viện.


Những sự thay đổi quan trọng tại khoa điều trị bệnh uốn ván: số máy thở sử dụng tăng dần (từ 3 lên 12 máy), thay đổi các thủ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn (trang bị thêm bồn rửa tay, rửa tay nhanh, sử dụng ống hút đàm dùng một lần, tăng khoảng cách giữa mỗi giường bệnh), sự phân công chăm sóc điều dưỡng. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong tiếp tục giảm ngay cả khi tỷ lệ bệnh nhân thở máy đã ổn định, chứng tỏ rằng các can thiệp khác, ít tốn kém hơn, cũng có tác động.


Viêm gan siêu vi:
số trường hợp viêm gan siêu vi điều trị tại bệnh viện thường chiếm vị trí thứ 4 sau các bệnh tiêu chảy, sốt xuất huyết và nhiễm HIV/AIDS. Qua 7 năm đầu của thập niên 2000, số ca điều trị nội trú trung bình hàng năm là 513 ± 76 (thay đổi từ 431 - 659). Viêm gan siêu vi (VGSV) B chiếm đa số (281 ± 27 ca/năm), tiếp theo là VGSV C (84 ± 35 ca), VGSV A (24 ± 6 ca), VGSV E (7 ± 3 ca) và VGSV không xác định (74 ± 38 ca). Nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh VGSV chưa được tập trung nghiên cứu và đây sẽ là một trong những ưu tiên cho hoạt động nghiên cứu khoa học của bệnh viện. Hiện tại, những vấn đề đang được quan tâm là: các nguyên nhân gây các loại bệnh VGSV cấp đang điều trị tại bệnh viện? Vấn đề lây nhiễm VGSV B với HBeAg âm tính? Cách chọn lựa điều trị đầu tiên trên bệnh nhân VGSV B mạn tính? Kháng thuốc kiểu gen và kiểu hình liên quan với lâm sàng như thế nào? Rối loạn điện giải trên bệnh nhân xơ gan mất bù và suy gan cấp? Vai trò của Peg-IFN và IFN trên bệnh nhân VGSV B và C trong tình hình điều trị thực tế hiện nay.

Viêm não siêu vi:
trong nhóm những trường hợp bệnh nhiễm trùng thần kinh trung ương điều trị tại BVBNĐ, bệnh viêm não do siêu vi tiếp tục có số lượng bệnh nhân không thay đổi đáng kể trong các năm qua. Số trường hợp điều trị hàng năm trung bình là 92 ± 13, tử vong 4 ± 1 ca (thay đổi từ 3 - 7). Về bệnh viêm não Nhật Bản, số trường hợp điều trị tại bệnh viện trung bình là 4 ca mỗi năm (thay đổi từ 1 -10 ca) và không có tử vong. Riêng bệnh viêm não - màng não do Herpes simplex, bệnh viện có khả năng chẩn đoán với kỹ thuật PCR nhưng việc điều trị còn hạn chế.

Bệnh quai bị:
trong những năm đầu thập niên 2000, quai bị vẫn còn là loại bệnh truyền nhiễm quan trọng nhập viện điều trị với số BN thay đổi tùy theo năm, trung bình số điều trị nội trú mỗi năm là 273 ± 161 trường hợp, trong đó số trẻ em mắc quai bị là 85 ± 62. Số BN nhập viện đã tăng vọt cả ở người lớn và trẻ em trong một số năm. Thí dụ như trong 2 năm 2000 - 2001 đã có 557 người lớn, 335 trẻ em và trong 2 năm 2004 - 2005 có 518 người lớn, 168 trẻ em nhập viện. Trong khi đó, vào các năm 2002, 2003, 2006, số BN người lớn trung bình hàng năm chỉ là 80 và 30 trẻ em. Điều này cho thấy, chủng ngừa phòng bệnh quai bị cần được xem xét để có khuyến cáo thực hiện.

Bệnh dại:
qua thế kỷ XXI, số trường hợp bệnh dại được chuyển về BVBNĐ trung bình hàng năm là 12 ± 4 (thay đổi từ 6 - 18 ca). Đa số bệnh nhân cư ngụ tại các tỉnh thành phía nam và không được xử trí vết thương sau khi bị chó cắn, không được chích ngừa vaccin phòng dại.

Nhiễm trùng huyết:
số trường hợp cấy máu trung bình mỗi năm tại bệnh viện vào khoảng 4.000 với tỷ lệ cấy máu dương tính là 9%. Tác nhân gây bệnh phát hiện trước năm 2000 chủ yếu là Salmonella typhi nhưng kể từ năm 2000 tới nay, tác nhân chính được phát hiện hàng đầu là nấm Cryptococcus neoformans và Penicillium sp., sau đó là các vi khuẩn dòng Enterobacteriaceae, có tỷ lệ kháng cao với các loại kháng sinh thông thường như ampicillin, co - trimoxazol, nalidixic acid (trên 60%) nhưng còn nhạy cảm tốt với các kháng sinh họ cephalosporin thế hệ 3, amikacin, imipenem.

Bệnh viêm màng não mủ:
số trường hợp trung bình dịch não tủy được cấy hàng năm là 1.500, với tỷ lệ dương tính là 12%, trong đó tác nhân chủ yếu là Cryptococcus, tiếp theo là Streptoccocus suis và Streptococcus pneumoniae. Với S. suis, kháng sinh được chọn lựa đầu tiên để điều trị là ceftriaxon hoặc penicillin (nhạy trên kháng sinh đồ 100%) nhưng với Streptococcus pneumoniae, tỷ lệ kháng penicillin đã tăng lên trên 50%.

______________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

26 tháng 3, 2011

Cảnh giác với những bệnh truyền nhiễm qua đường "XXX"

STDs lây nhiễm như thế nào?
Bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (Sexually transmitted diseases – STDs) là các bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác khi XXX. Bệnh sẽ không loại trừ một ai đâu nhé.
Mọi người nghĩ rằng bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục chỉ bị lây lan khi có XXX. Điều này không đúng đâu nha. Chỉ cần chúng ta vô tình chạm vào những vùng bị bệnh của người khác, là ta đã có thể mắc phải một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rồi, ví dụ như các mụn cóc mọc ở bộ phận sinh dục.
Cũng không phải là nếu XXX bằng miệng hoặc bằng hậu môn, thì sẽ tránh được bệnh đâu nhé, vì các vi rút, vi khuẩn gây bệnh có thể lọt vào cơ thể chúng ta qua nước miếng vào miệng, hoặc các chất dịch vào hậu môn, hay các cơ quan sinh dục ngoài. Hơn nữa chúng ta lại không thể biết được ai đã bị nhiễm bệnh, và ngay bản thân chúng ta cũng không thể biết được mình có nhiễm bệnh hay không, vì thế chúng ta sẽ rất vô tình khi truyền bệnh cho người khác hoặc lấy bệnh của người khác về.
Nguy cơ lây nhiễm STDs cao hơn trong một số trường hợp sau:
* “Còn bé” mà đã XXX: Nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao khi teen bắt đầu XXX càng sớm.
* XXX với quá nhiều bạn tình: Chỉ là XXX bên ngoài thôi, chứ chưa phải là XXX vào trong đâu, nhưng XXX bên ngoài với nhiều người mà không chung thuỷ với một người, thì nguy cơ lây nhiễm bệnh rất lớn.
* XXX tự do, không được bảo vệ: condoms – bao cao su ấy, không chỉ là cách để các teen girls không dính bầu khi XXX, mà nó còn giúp các girls, các boys ngăn ngừa được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nữa. Thuốc tránh thai hay các biện pháp tránh thai khác chỉ giúp các girls không có em bé thôi, chứ không giúp được việc ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm đâu nhá. 


Một số bệnh STDs phổ biến
Có khoảng hai chục loại bệnh lây qua đường tình dục, vì thế teen phải nâng cao ý thức “cảnh giác, đề phòng” đấy nhé. Đặc biệt là teen phải lưu ý ba bệnh sau đây:
HIV/ AIDS
Đã quá rõ rồi, đây là căn bệnh nguy hiểm nhất và một trong những nguyên nhân gây nên bệnh là do XXX không an toàn đấy teen ạ. Dù biết rất rõ điều này, nhưng nhiều teen không thèm để ý đến nó đâu nha, mà lại coi nó là “chuyện của người, không phải chuyện của ta” vậy. Các teen đừng tưởng rằng HIV là bệnh của riêng người làm nghề mại dâm hay người tiêm chích ma túy. Nó có thể gõ cửa từng nhà.
HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, có nghĩa là nếu teen nhiễm phải nó, khả năng chống bệnh tật của teen sẽ bị suy yếu. Khi mới phát bệnh AIDS, bệnh nhân thường sụt cân nhiều, ho kéo dài, tiêu chảy, sốt, sưng hạch, ra mồ hôi đêm, đau họng, lở, có nốt trên da... Đến giai đoạn AIDS toàn phần, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa... Đây là các bệnh cơ hội, những kẻ “đục nước béo cò”. Tuy nhiên, chính chúng là thủ phạm đưa bạn đến cái chết.
Bệnh nhiễm Chlamydia
Đây là bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục phổ biến nhất. Bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác khi XXX, kể cả XXX bằng miệng nhé và bệnh cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang con nữa. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ là nó rất khó phát hiện vì nhiều khi các teen mắc bệnh nhưng lại không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, một số triệu chứng sau đây teen phải chú ý nè:
Với các girl thì có thể âm đạo ra máu một cách bất thường, đau buốt khi đi tiểu, đau ở bụng dưới và nhất là đau khi XXX. Còn với các boy thì có thể là ở đầu“chú chim” nhỏ ra dịch một cách bất thường và ở xung quanh quy đầu ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó còn kèm theo cốt nhẹ hoặc đau đầu, cơ bắp mỏi nữa.
Bệnh không chỉ làm các teen thấy đau, khó chịu đâu nhé, mà nó còn rất nguy hiểm đấy. Với các girl, nếu không được điều trị thì bệnh có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu, miệng, mắt, đặc biệt nguy hiểm khi nó gây viêm nhiễm cổ tử cung, buồng trứng, nếu nặng thì sau này các girl rất khó có baby đó. Còn đối với các boy, thì bệnh có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu và mào tinh hoàn đấy.
Bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà sinh dục (Genital herpes) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể bắt gặp ở cả boy và girl do vi rút sùi mào gà (HPV) gây ra. Nếu có những biểu hiện sau đây, thì teen phải đi gặp bác sĩ ngay nhé:
Với girl, sùi mào gà hay thấy ở âm vật, môi nhỏ, quanh lỗ niệu đạo, tầng sinh môn, cũng có thể gặp sùi mào gà ở cổ tử cung, hậu môn. Với boy, sùi mào gà thường gặp ở rãnh quy đầu, bao da và thân “chú chim” nhỏ , có khi thấy ở miệng sáo.
Tất nhiên là bệnh này cũng rất nguy hiểm, sẽ tăng nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, dương vật và hậu môn. Nó còn tăng nguy cơ nhiễm HIV, vì HIV có thể thâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng qua những nốt mụn khi XXX tự do, không có gì bảo vệ.
Ngăn ngừa và điều trị bệnh STDs thế nào đây?
Teen nhớ này, chữa bệnh không bằng phòng bệnh, và phòng bệnh thì dễ hơn nhiều so với chữa bệnh, vì thế cách tốt nhất là chúng ta phải phòng ngừa các STDs nhé. Con đường duy nhất ngăn chặn hoàn toàn STDs là chúng ta nói “không” với tất cả các hình thức XXX. Nhưng nếu vẫn cố tình quyết định XXX, bạn hãy để condom bảo vệ nhé.
Các teen cũng nên nói với bố mẹ để đi kiểm tra thường xuyên xem “máy móc” của mình có vấn đề gì không. Các bác sĩ sẽ giúp teen biết cách bảo vệ bản thân và giúp teen phát hiện bệnh kịp thời. Đặc biệt là nếu teen thấy có những dấu hiệu không bình thường ở vùng kín thì teen đừng ngại, mà phải tới gặp bác sĩ ngay đấy. 

________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

25 tháng 3, 2011

Bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục

Những kiến thức sau có thể hữu ích cho bạn trong việc phòng chống những căn bệnh khó nói. Đừng mắc phải sai lầm vì thiếu hiểu biết.
ệnh lây nhiễm qua đường tình dục là bệnh truyền nhiễm mà bạn có thể mắc phải khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Những bệnh này có thể được lây nhiễm thông qua việc quan hệ bình thường, quan hệ bằng hậu môn hoặc là ngay cả tiếp xúc da.

Bệnh này thường bị gây ra bởi virut hoặc vi khuẩn. Các chứng bệnh lây lan qua đường sinh dục thường gặp là viêm gan siêu vi B, mụn giộp, HIV, và virút gây ung nhú ở người (HPV) loại vi khuẩn gây bệnh này thì thường là Chlamydia, lậu, giang mai.

Nguy cơ nhiễm bệnh:

Nếu bạn đã từng quan hệ, bạn cũng có thể mắc bệnh. Nguy cơ mắc bệnh càng cao khi bạn quan hệ với nhiều người hoặc quan hệ àm không sử dụng bao cao su.

Những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lây lan qua đường sinh dục:
• Ngứa hoặc chảy mủ ở xung quanh bộ phận sinh dục.
• Đau khi tiểu.
• Đau vùng xương chậu.
• Đau cổ họng đối với những người đã từng khẩu dâm.
• Đau ở hậu môn đối với
những người quan hệ qua hậu môn
• Nổi mẩn đỏ không đau ở vùng sinh dục, hậu môn, lưỡi hoặc cổ.
• Phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
• Nuớc tiểu đục, phân lỏng, có màu sáng, da, mắt vàng.
• Những chỗ giộp lên chuyển thành ghẻ lở ở vùng sinh dục.
• Các tuyến phình ra, sốt và đau trên cơ thể.
• Mệt mỏi bất thường, ra mồ hôi về đêm, sụt cân.
• Xuất hiện mụn cóc mềm màu thâm xung quanh bộ phận sinh dục.
Kiểm tra ngay khi nghi ngờ:

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có nguy cơ nhiễm bệnh, nếu bạn có bất kì các triệu chứng được liệt kê ở trên. Bệnh lây lan qua đường tình dục có thể để lại những di chứng không thể chữa trị được.

Ví dụ chứng Chlamydia có thể làm cho phụ nữ vô sinh. HPV có thể gây ra chứng ung thư cổ tử cung hoặc dương vật, giang mai thì có thể gây liệt, tâm thần, đau tim, mù và ngay cả chết.

Cách chẩn đoán:

Hầu hết các chứng bệnh loại này đều được chẩn đoán thông qua một cuộc kiểm tra của bác sĩ, kiểm tra máu hoặc xét nghiệm các chất bài tiết.

Cách ngăn ngừa:

Cách duy nhất để ngừa bệnh là không quan hệ tình dục bừa bãi. Luôn mang bao cao su khi quan hệ, ngay cả khi khẩu dâm hoặc quan hệ qua hậu môn.

Tác dụng của bao cao su:

Bao cao su có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. Bao cao su cho nữ thì không có hiệu quả như của nam, nhưng nếu nam không có thì nữ nên sử dụng.

Nên nhớ rằng bao cao su không thực sự an toàn 100% vì thế khi có mụn giộp, mụn cóc xuất hiện trên cơ thể, bạn có nguy cơ nhiễm bệnh.

Đề phòng:

Nên hỏi về tiền sử và tình trạng sức khỏe hiện nay của đối phương, nếu bạn có bệnh thì nên báo cho đối phương biết. Đừng nên quan hệ nếu bạn biết đối phương đang được điều trị.

Rửa bộ phận sinh dục bằng xà phòng ngay sau khi quan hệ xong. Việc này giúp tẩy sạch những mầm bệnh có khả năng lây nhiễm.

Không nên sử dụng chất tiệt trùng :

Chất tiệt trùng với nonoxynol-9 có thể gây trầy xước bộ phận sinh dục nữ và tử cung, nó làm cho nguy cơ nhiễm bệnh càng tăng lên.

Nên kiểm tra chất liệu tạo các sản phẩm có liên quan đến tình dục mà bạn đang sử dụng. Một vài nhãn hiệu có thể chứa nonoxynol-9.

Nếu bạn không biết thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. 
_______________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

24 tháng 3, 2011

Hồ bơi công cộng: Ổ bệnh truyền nhiễm

Ho boi cong cong O benh truyen nhiem
Vừa đưa con đến hồ bơi, một nữ bác sĩ đã xanh mặt vội vã lôi ngược cháu bé về nhà. Chị vừa nhác thấy vùng vẫy trong lòng hồ là hai người bệnh mình đang điều trị. Theo nhận xét từ các cơ quan chức năng, tình trạng mất vệ sinh tại các hồ bơi ngày càng cao.
 
Các thứ chất thải và nhiều loại vi trùng gây bệnh đều đổ xuống hồ bơi, trong khi ý thức quản lý về vệ sinh tại các hồ bơi vẫn còn kém. Theo quy định, các hồ bơi không được phép cho những người mắc các bệnh truyền nhiễm, say xỉn vào hồ. Phải được tắm rửa trước khi xuống hồ... Tuy nhiên, trên thực tế, các quy định này không được các hồ bơi thực hiện mà ai vào cũng được, không có người giám sát nhắc nhở.

Mọi thứ đều “đổ” xuống hồ
Chiều 30/4 tại hồ bơi 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1- TPHCM, chúng tôi chứng kiến một ông khách khoảng 40 tuổi trên người nổi đầy hắc lào, mụn nhọt vẫn ngang nhiên xuống hồ bơi làm cho một số người gần đó nhanh chóng rời khỏi hồ với ánh mắt e ngại. Ông Vương Quang Dũng, ở Lý Chính Thắng, quận 3, cho biết tuần qua ông cùng hai con đến hồ bơi Kỳ Đồng, quận 3 để giải nhiệt thì chứng kiến một nhóm thanh niên đang say xỉn vào bơi. Cả đám vừa bơi vừa hò hét, văng tục và còn thi nhau tiểu trong hồ với vẻ mặt khoái chí. Chưa hết, một người trong nhóm, sau một hồi đùa giỡn, còn nôn mửa lênh láng.
Chị Lê Hoa Huệ, ở gần hồ bơi Hải Quân, quận Bình Thạnh, cho biết trước đây tuần nào chị cũng đi bơi. Có lần chị chứng kiến một khách nữ bị “kẹt” cứ vô tư xuống hồ, kể từ đó chị giã từ luôn hồ bơi. Anh Sơn, nhân viên trực hồ tại một hồ bơi ở quận 1, cho biết ngày nào anh cũng chứng kiến ít nhất một, hai trường hợp khách vào bơi không an toàn, có cả những người mình đầy ghẻ lở, có người bị đau mắt nhưng vẫn vào bơi. “Thấy mấy đứa nhỏ cứ hồn nhiên hụp lặn dưới dòng nước mà đau lòng”- anh Sơn bộc bạch.

Hồ bơi không bao giờ thay nước!
Ông Thành, quản lý một hồ bơi tại quận 5, cho biết trên một trăm hồ bơi đang hoạt động tại TP.HCM không có hồ nào thay nước mới, chỉ có “châm” thêm nước cho đầy mà thôi. Điều này cũng được Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM thừa nhận và cho rằng phần lớn các hồ đều có hệ thống xử lý nước cho nên không cần thay nước. Tuy nhiên, trung tâm cũng cảnh báo các hồ bơi, vài ba tháng nên thay nước một lần để bảo đảm an toàn vệ sinh cho người sử dụng (vì đa số hồ bơi đều sử dụng thiết bị xử lý nước loại thường).
Theo nhận xét của cơ quan chức năng, qua kiểm tra các hồ bơi cho thấy đa số các hồ bơi đều vi phạm về việc nhân viên trực hồ không được khám sức khỏe định kỳ, thiếu nhân viên trực hồ, thiếu biển báo. Thậm chí có một số hồ còn “quên” châm hóa chất diệt khuẩn clo vào nước hồ, hoặc không vận hành hệ thống xử lý nước nhằm tiết kiệm chi phí.

Những điển hình đáng sợ
Theo nhận xét của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, hồ bơi Gấu Misha tại Thanh Đa, thuộc phường 28, quận Bình Thạnh là một trong những hồ có chất lượng kém nhất TP. Có mặt tại hồ bơi này lúc 14h00 ngày 30/5, chúng tôi thấy tình trạng vệ sinh tại đây đúng như lời nhận xét của cơ quan chức năng. Đáy hồ và thành hồ bám đầy rêu, có nhiều chỗ trốc mất lớp gạch men. Còn rác, bọc ni lông trôi phập phều khắp các hồ bơi. Cặn bã lợn cợn thì vô số. Chưa hết, các trụ sắt (trồng trực tiếp trong hồ nước dùng để nâng đỡ các máng trượt), cũng như thành hồ có gắn tấm kim loại đều bị gỉ sét, xuống cấp trầm trọng. Các phòng vệ sinh nam cũng như nữ đều tối om, không có một bóng đèn. Mỗi ô thay đồ được che bằng tấm vải đen kịt, bốc mùi hôi thối. Các viên gạch lót nền, ốp tường đều trong tình trạng xuống cấp, ứ đọng nước. Ống thoát nước thải bằng nhựa bị bể, gãy, khiến nước tràn lênh láng.
Vào thời điểm này, khách vào bơi tại hồ bơi Gấu Misha khá đông, nhưng tìm đỏ con mắt vẫn không thấy nhân viên trực hồ (theo quy định, nhân viên trực hồ phải mặc đồng phục, ngồi trên ghế cao để quan sát). Những người giữ xe tại đây cho biết anh Minh (vừa trực hồ vừa là thầy dạy bơi), người ở trần có nước da đen thui, chỉ mặc cái quần đùi đang nhậu bên cạnh hồ bơi. Chúng tôi tiếp cận với “thầy” Minh với lý do nhờ dạy bơi cho thằng em. Thấy chúng tôi e ngại, thầy bảo: “Các anh thông cảm, có mấy thằng bạn đến chơi cho nên nhậu một chút không sao đâu. Cứ yên tâm dẫn nó đến, tui dạy cho”.
Tại hồ bơi 258 Trần Hưng Đạo, quận 1 đang trong quá trình đập phá xung quanh hồ để xây dựng nhà hàng. Nhưng hồ bơi này vẫn không hề ngưng hoạt động, ngày nào cũng thu tiền cho khách vào bơi. Tình trạng mất vệ sinh tại đây có thể nói rất nghiêm trọng. Xà bần, đá, gạch vứt tứ tung xung quanh miệng hồ. Các chất thải này còn “bay” xuống hồ, khách vẫn vô tư bơi lặn. Chưa hết, khi mưa xuống, cát, bụi nhầy nhụa khắp nơi, chảy cả xuống hồ.

______________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

23 tháng 3, 2011

Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ

Đa số trẻ em ngày nay được tiêm phòng nên số trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn một số trẻ mắc phải. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ.

Bệnh ban đỏ Rubeole

Các triệu chứng
- Ngày thứ 1: Triệu chứng cảm nhẹ, hơi đau cổ họng, nổi hạch sau tai, 2 bên cổ và sau gáy.
- Ngày thứ 2 và thứ 3: Nổi những mảng dẹt, màu hồng, xuất hiện trên mặt trước và sau đó lan dần xuống người.
- Ngày thứ 4 và thứ 5: Các đốm ban mờ dần.
- Ngày thứ 6: Bé trở lại bình thường.
- Ngày thứ 9 hay thứ 10: Con bạn hết lây nhiễm
Việc cần làm
Hãy cặp nhiệt độ cho bé ít nhất 2lần/ngày để kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Nếu bé sốt, cho bé uống nhiều nước và đưa bé đến bác sĩ khám.
Bệnh sởi
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm, gây nổi ban, sốt, ho và đôi khi có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Với bệnh sởi, trẻ thường cảm thấy khó chịu, đau ốm và sốt cao.
Các triệu chứng
- Ngày thứ 1 và thứ 2: Chảy nước mũi, ho khan, mắt đỏ, đau, ra nước mắt, thân nhiệt tăng lên.
- Ngày thứ 3: Thân nhiệt hơi giảm, nổi những chấm trắng nhỏ hơn trong miệng tựa như những hạt muối trắng.
- Ngày thứ 4, thứ 5: Những đốm ban màu đỏ nhạt, hơi nổi gai, xuất hiện đầu tiên trên trán và sau tai, dần dần lan cả mặt và thân. Sau 2-3 ngày các nốt nhạt đi và các triệu chứng khác biến mất.
Cách chữa trị

- Hãy làm hạ nhiệt cho bé và cho bé uống nhiều nước, đặc biệt khi sốt cao. Bé cảm thấy mệt mỏi và chỉ muốn nằm trên giường.
- Nếu bé đau mắt, bạn hãy rửa mắt cho bé bằng bông gòn nhúng nước muối 0,9% và nên cho bé ở trong phòng ít ánh sáng để bé dễ chịu hơn.
- Hãy gọi cho bác sĩ khi: Con bạn không khá hơn sau 2-3 ngày phát bệnh, thân nhiệt càng tăng lên, bé đau tai và thở khò khè.
Bệnh thuỷ đậu
Bệnh dễ lây nhiễm và phát ra những nốt mẩm ngứa, sau đó chuyển thành những nốt nụn nước. Bé sẽ không cảm thấy mệt mỏi nhiều, nhưng những nốt ban sẽ làm cho bé ngứa ngáy khắp người.
Các triệu chứng
- Ngày thứ 1 đến ngày thứ 4: Những nhóm nốt nhỏ, đỏ, rất ngứa, ở chính giữa đầy nước sẽ xuất hiện trên ngực, bụng, lưng sau đó lan ra khắp người. Nước dịch bên trong các nốt trở nên trắng và vẩn đục.
- Ngày thứ 5 đến ngày thứ 9: Các nốt mụn vỡ ra để lại những miệng lỗ nhỏ. Vảy hình thành trên các bọng nước và tróc một vào ngày sau.
- Ngày thứ 10: Con bạn trở lại bình thường và không lây nhiễm nữa.
Những việc nên làm
- Cặp nhiệt độ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp bé hạ nhiệt.
- Cho bé uống nhiều nước, nếu bé bị sốt, để bé nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
- Không cho bé gãi các nốt mẩn ngứa, vì có thể sẽ gây nhiễm trùng và sẹo. Đeo bao tay và cắt móng tay cho bé.
- Lấy bông gòn, nhúng vào thuốc (theo chỉ dẫn của bác sĩ) chấm nhẹ lên những nốt thuỷ đậu.
- Tắm cho bé bằng nước ấm, pha một lượng Bicarbonate (theo chỉ dẫn của bác sĩ) để bớt ngứa.
- Chú ý cho bé mặc quấn áo rộng rãi.
Quai bị
Bệnh này làm sưng các tuyến nước bọt, ảnh hưởng đến tai các tuyến đằng trước mang tai, khiến cho má con bạn trông bị phình ra. Các bé trai khi bị bệnh quai bị sẽ có nguy cơ viêm tinh hoàn.
Các triệu chứng
- Các triệu chứng xuất hiện sau 14-24 ngày sau khi nhiễm bệnh.
- Nhiệt độ cơ thể tăng.
- 1-2 ngày sau con bạn sẽ bị sưng 1 hoặc cả 2 bên má. Tình trạng kéo dài từ 4-8 ngày.
Chữa trị
- Cho bé uống thuốc để để hạ nhiệt.
- Khuyến khích con bạn uống nhiều nước lạnh, tránh những đồ uống là nước ép trái cây có vị chua. Cho bé uống bằng ống hút để bé không bị đau miệng.
- Cho bé ăn thức ăn lỏng hay sền sệt để không bị đau khi nuốt.
- Khi bị các biến chứng như: ngủ li bì một cách bất thường, co giật…phải đưa cháu đi bác sĩ ngay. 


________________________________________________________

 
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

22 tháng 3, 2011

Bảo vệ bé khỏi bệnh truyền nhiễm



Các bác sĩ khẳng định rằng, dinh dưỡng và tiêm chủng là hai yếu tố cơ bản trong chăm sóc sức khỏe bé sơ sinhNhững thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể ẩn chứa nguy cơ lây bệnh cho bé bất cứ lúc nào.
Để giữ gìn sức khỏe cho bé, bạn có thể tham khảo vài gợi ý sau từ Ehow.
- Tiêm chủng cho bé theo định kỳ: Đây là cách phòng ngừa bệnh cho bé tương đối phổ biến và hiệu quả. Hiện có các loại vacxin phòng bệnh cho bé dưới dạng uống và tiêm.
Lưu ý: Dù bận đến mấy, bạn cũng không nên thúc giục nhân viên y tế làm nhanh vì có thể dẫn tới sai sót cho bé.
Thông thường, các bác sĩ sẽ từ chối tiêm nếu bé bị sốt trên 38.5 độ C; các bé có tiền sử co giật; ho; viêm phế quản; một số bệnh tính khác.
- Môi trường ngủ an toàn: Trước hết, phòng ngủ của bé phải sạch sẽ, thoáng khí, không có cây cảnh hay vật nuôi. Không nên cho bé ngủ trong phòng mới sơn và tuyệt đối cấm khói thuốc trong phòng bé.
- Vệ sinh bàn tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi cho bé bú hoặc ôm, bế bé. Nhiều loại vi trùng từ bàn tay bạn có thể xâm nhập và gây hại cho bé. Nên lưu ý thêm để các thành viên khác trong nhà cũng có thói quen vệ sinh khi tiếp xúc với bé.
Bạn cũng nên khử trùng với các vật dụng, bình sữa dành cho bé. Chăn màn, gối, đệm cũng là môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây hại cư trú. Hệ miễn dịch và làn da của bé sơ sinh rất yếu ớt, bé dễ dàng bị nhiễm bệnh từ môi trường này.
- Bảo vệ bé tránh xa mầm bệnh: Nếu cha mẹ hay người thân trong nhà mắc một bệnh truyền nhiễm, tốt nhất, bạn nên cách ly người đó với bé. Không nên bế bé đến khu vực có nhiều người mắc bệnh cảm cúm, ho...
- Luôn luôn giữ mũi bé sạch sẽ: Mũi bé bị tắc nghẽn sẽ gây ra nhiều bệnh có liên quan đến đường hô hấp. Bạn nên thông tắc bằng các thuốc xịt, thuốc nhỏ mũi (loại an toàn với bé sơ sinh) hay nước muối sinh lý.
- Khi bé đã bú no, không nên cho bé ngậm núm vú cao su quá lâu để hạn chế nhiễm trùng lợi.
- Giữ ấm cho bé: Bé có thể bị lạnh ngay cả ở mùa hè, vì khi vừa lọt lòng mẹ, bé rất dễ bị viêm phổi hoặc lây nhiễm các bệnh khác. Vì vậy, phải giữ ấm cho bé ngay sau sinh.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho bé bằng xà phòng và phơi khô. Đây là cách ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn vì bé rất thích nhét đồ chơi vào miệng.
- Nên nuôi con bằng sữa mẹ càng dài càng tốt: Sữa mẹ không chỉ là dưỡng chất quý giá mà còn là nguồn đề kháng ưu việt, có tác dụng tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cho bé, chống lại các bệnh truyền nhiễm.


____________________________________________________________



Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

21 tháng 3, 2011

Các bệnh truyền nhiễm do côn trùng trung gian

Bệnh truyền nhiễm do côn trùng trung gian truyền bệnh là bệnh nhiễm trùng mà tác nhân gây bệnh là do các vi sinh vật gồm vi khuẩn, virut và ký sinh trùng.





Cũng giống như các bệnh truyền nhiễm khác, các bệnh do côn trùng trung gian truyền bệnh cũng phát triển qua các giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục.
 . Thời kỳ ủ bệnh (nung bệnh), là giai đoạn từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đến khi bắt đầu có triệu chứng lâm sàng. Nhìn chung thời kỳ này hoàn toàn yên lặng, không có triệu chứng, dài ngắn tùy theo từng bệnh. Có khi rất ngắn (1 – 3 ngày) sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (SD/SXH.D) hoặc rất dài (6 tháng) như bệnh giun chỉ. Thời kỳ này không có giá trị về mặt lâm sàng, nhưng về dịch tễ học rất quan trọng vì:
 - Có những bệnh đã lây ngay từ thời kỳ nung bệnh (như giun chỉ) do đó rất khó phòng tránh.
- Biết được thời kỳ ủ bệnh tối đa của một bệnh ta có thể cách ly và theo dõi những người nghi ngờ bị lây nhiễm trong thời gian trước đó, trước khi cho trở lại sinh hoạt bình thường tại cộng đồng.
 . Thời kỳ khởi phát: Là thời kỳ bắt đầu bệnh, dài ngắn cũng tuỳ theo loại bệnh.
- Có bệnh khởi phát từ từ, nặng dần lên như giun chỉ. Có bệnh khởi phát đột ngột như viêm não Nhật Bản, dịch hạch…
 - Các triệu chứng trong thời kỳ này gồm có: sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau mình, đắng miệng, nôn…. Nói chung chưa có triệu chứng gì đặc hiệu giúp ta chẩn đoán bệnh. Đó là khó khăn lớn cho việc phát hiện sớm để phòng bệnh tốt, nhất là về mặt lây nhiễm nó lại là thời kỳ lây lan mạnh nhất trong các bệnh virut.
 . Thời kỳ toàn phát.
- Là thời kỳ nặng nhất, đầy đủ triệu chứng nhất, do đó mà bệnh cảnh lâm sàng của từng bệnh đã tương đối rõ. Thăm khám bệnh ta có thể chẩn đoán ra bệnh hoặc có định hướng để làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
- Thời kỳ này cũng là thời kỳ mà bệnh có thể gây những biến chứng, nó cũng giúp cho chẩn đoán và tiên lượng, nhưng ngược lại đôi khi cũng làm lạc hướng chẩn đoán. Thời kỳ toàn phát là thời kỳ nguy hiểm nhất của bệnh và phần nhiều bị tử vong trong thời kỳ này.
 . Thời kỳ nung bệnh, lại sức.
Bệnh nhân dần dần đỡ sốt, tỉnh táo, dễ chịu hơn, các chức năng sinh lý phục hồi, biết đói, muốn ăn và khỏi bệnh.
 Một số đặc điểm riêng của bệnh do côn trùng trung gian truyền bệnh:
- Bệnh do côn trùng truyền bệnh chỉ có thể phát sinh nếu có mặt của côn trùng trung gian truyền bệnh. Những bệnh do côn trùng trung gian truyền nếu có phát sinh mà không có sự có mặt của côn trùng sẽ chỉ coi như bệnh nhập. 
- Bệnh lây qua côn trùng trung gian truyền bệnh: Các côn trùng trung gian đốt người bệnh và bị nhiễm mầm bệnh, rồi đốt người lành và truyền mầm bệnh cho người lành làm cho người lành mắc bệnh.
- Những bệnh do côn trùng trung gian truyền bệnh có dịch tễ học phụ thuộc vào các yếu tố con người và côn trùng. Vì vậy, sinh thái của côn trùng bao gồm những đặc điểm về loại, mật độ, khuếch tán, loại thức ăn, tuổi có ảnh hưởng rõ rệt đến các đặc tính sinh dịch, phát dịch và tan dịch. Sự có mặt của côn trùng có khả năng truyền bệnh không quyết định được khả năng gây bệnh nếu mật độ không đảm bảo mức cần thiết để truyền bệnh.

________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
 


Copyright © CHỮA TRỊ BỆNH TRUYỀN NHIỄM.